Trám Răng

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Trám răng là phương pháp chữa sâu răng đơn giản được nhiều người lựa chọn bởi thời gian thực hiện nhanh, tiết kiệm chi phí.

Trám răng là gì? 

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này giúp cải thiện tính thẩm mỹ và khôi phục một phần chức năng ăn nhai.
Trám răng thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

Trám răng bị sâu răng

Sâu răng được hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và không chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu không được điều trị, lỗ hổng do sâu răng gây ra sẽ lớn dần, dẫn đến đau viêm tủy, nhiễm trùng và mất răng. Một số dấu hiệu của sâu răng mà bạn có thể nhận biết:

  • Xuất hiện lỗ hổng trên răng
  • Bề mặt răng bị đổi màu nâu hoặc đen
  • Răng nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc lạnh
  • Xuất hiện những cơn đau bất chợt

Nhằm loại bỏ những tình trạng khó chịu kể trên và phục hồi thẩm mỹ cho răng, bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ để thực hiện trám để lấp đầy các lỗ hổng do sâu răng gây ra.

Trám Răng Bị Sâu

Răng bị mẻ

– Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt, vỡ, mẻ trên răng đến từ việc bạn cắn phải thực phẩm hay vật dụng quá cứng, hoặc cũng có thể răng bạn đã phải chịu một tác động lực mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

– Nếu tình trạng vết nứt ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định trám để khôi phục lại cấu trúc răng ban đầu.

Răng thưa

– Phương pháp trám răng chỉ áp dụng trường hợp răng thưa có khoảng hở nhỏ dưới 2mm.

– Trong trường hợp khoảng hở lớn, các bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ, dán Veneer hoặc niềng để đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho nụ cười của bạn.

Trám răng thay chỗ trám cũ

– Vật liệu trám theo thời gian sẽ dần bị bào mòn và bong tróc, thậm chí là rơi ra hoàn toàn. Do đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trám lại răng.

Trám Răng Bị Thưa

Quy trình trám răng 

Trám răng không mất quá nhiều thời gian của bạn, chỉ cần một buổi hẹn với bác sĩ là quy trình trám đã được hoàn tất.

Bước 1: Khám tư vấn

Bác sĩ sẽ kiểm tra chỗ cần trám, xác định kích thước và tư vấn cho bạn về một số loại vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Sau đó, bác sĩ gây tê cục bộ tại vị trí cần trám. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Bác sĩ tiến hành đổ vật liệu vào khoang trám hoặc vị trí răng sâu đã được làm sạch. Sau đó, chiếu laser để vật liệu đông cứng lại.

Bước 4: Kiểm tra lại và hoàn tất

Bác sĩ thực hiện kiểm tra chất lượng vết trám bằng cách chụp X – quang. Sau đó, họ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ vật liệu trám dư thừa.

Cuối cùng, bề mặt vị trí trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để không gây cảm giác cộm khó chịu.

Chăm sóc vết trám trong 24 giờ đầu tiên 

Để đảm bảo được chất lượng cũng như tuổi thọ của vết trám, bạn:

  • KHÔNG nên ăn uống trong 2 giờ đầu để miếng trám có thời gian khô cứng và đông lại, hạn chế xảy ra tình trạng bong tróc miếng trám.
  • KHÔNG nên ăn những loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì có thể khiến cho miếng trám bị bong tróc.
  • KHÔNG nên ăn thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • NÊN ăn để răng trám bị va chạm mạnh hoặc dùng răng để ăn nhai những thực phẩm cứng, dùng nhiều lực.
  • NÊN kiểm tra vết trám bằng các cắn nhẹ để tìm những điểm nhô cao. Sau đó, báo ngay cho bác sĩ về tình trạng này.
  • NÊN nhai ở phía đối diện chỗ trám nhằm đảm bảo vết trám cứng hoàn toàn.

Chăm sóc vết trám mỗi ngày 

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Duy trì thói quen này sẽ giúp bạn có được một sức khỏe răng miệng tốt, hạn chế sự tích tụ của các mảng bám và vết ố vàng.

Nên đánh sức 2 ngày một lần và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa ở kẽ răng.

Kiểm soát việc tiêu thụ các loại thực phẩm
  • Hạn chế sử các loại đồ uống có ga, màu sậm như trà, cà phê, … vì chúng sẽ làm miếng trám dễ bị xỉn màu.
  • Không nên ăn những loại thức quá nóng hoặc quá lạnh, để ngăn ngừa tình trạng nhạy cảm cho răng.
Không nghiến răng

Nghiến răng thường xuyên sẽ gây mòn vết trám và tiềm ẩn nguy cơ gây mẻ, nứt, bong tróc vết trám. Nếu vô tình rơi vào trường hợp này, bạn nên đến nha khoa gần nhất để thăm khám và đưa ra biện pháp khắc phục.

Kiểm tra răng miệng định kỳ

Bạn nên kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để chủ động kiểm soát sức khỏe răng miệng toàn diện, cũng như tình trạng của vết trám.

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!