Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng và cách khắc phục

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Sâu răng là tình trạng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Mặc dù răng sữa cuối cùng cũng được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng răng bị sâu, nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả có thể gây ra nhiều tác động xấu đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến  răng của trẻ sau này. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng và cách khắc phục là gì? Cùng Nha khoa Việt Hàn tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng?

Sâu răng ở trẻ em gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho trẻ khi ăn uống, sinh hoạt. Bé bị sâu răng sữa do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Thói quen ăn uống không khoa học

Nguyên nhân chính của sâu răng ở hầu hết trẻ em là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Trẻ em thường xuyên ăn thức ăn có đường như đồ ngọt và thức ăn nhanh rất dễ mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi nếu không được vệ sinh răng miệng tốt.

Không chỉ vậy, nước ngọt và nước hoa quả có tính axit cao cũng dễ khiến men răng của trẻ bị bào mòn. Từ đó, vi khuẩn gây sâu răng có thể dễ dàng tấn công và làm hỏng cấu trúc răng của bé.

nguyen-nhan-khien-tre-bi-sau-rang-va-cach-khac-phuc

Không quan tâm đến chế độ vệ sinh răng miệng

Trẻ lười đánh răng, không chú ý chải răng đúng cách, không đủ thời gian chải răng. Hay cha mẹ không nhắc nhở con đánh răng ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và tối, đánh răng sau bữa ăn,… Cũng là những nguyên nhân góp phần gây sâu răng ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ em không sử dụng chỉ nha khoa. nước súc miệng cũng có thể khiến mảng bám mắc kẹt giữa kẽ và chân răng. Từ đó dần gây sâu răng và kéo theo nhiều vấn đề khác.

Nếu răng miệng không được làm sạch hiệu quả, sẽ rất dễ làm mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng. Theo thời gian, vi khuẩn sinh sôi và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Lúc này, sâu răng là bệnh lý khó tránh khỏi.

Thói quen bú bình vào buổi tối

Ngoài ra, trẻ bú bình vào ban đêm dễ bị sâu răng hơn bình thường. Vì sữa có chứa đường nên việc cho trẻ bú bình hàng đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám trên răng trong nhiều giờ.

Theo thời gian, men răng dần bị vi khuẩn phá hủy. Tạo nên những lỗ sâu trên bề mặt răng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ em

Ngoài những nguyên nhân chính gây sâu răng kể trên. Còn nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ em.

Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn chỉnh

Răng sữa thường có bề mặt men rất mỏng. Cùng với đó là mức độ oxi hóa canxi của răng ở giai đoạn này đang diễn ra liên tục. Điều này khiến vi khuẩn và axit trong thức ăn dễ dàng tấn công men rang. Từ đó gây sâu răng.

Tình trạng sức khỏe

Nếu con bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, nghẹt mũi hay thở bằng miệng. Cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị khô miệng và sâu răng.

Các yếu tố khác

  • Những thói quen tưởng như vô hại như mút tay, ngậm núm vú giả, cắn móng tay,… Có thể khiến vi khuẩn dễ vào khoang miệng. Gây nhiễm trùng, hôi miệng, sâu răng,…
  • Trẻ thiếu vitamin D làm khả năng hấp thụ canxi kém hơn, xương và răng yếu hơn. Từ đó dễ mắc bệnh hơn.
  • Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai, mẹ bị sâu răng nặng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Sẽ dễ truyền vi khuẩn và làm sâu răng cho em bé trong bụng. Trẻ khi sinh ra dễ bị thiếu khoáng chất ở men răng. Khi mọc răng sữa dễ bị sứt mẻ và mắc các bệnh lý về răng miệng.

Cách khắc phục khi trẻ bị sâu răng

Cha mẹ nên đặt lịch hẹn sớm nhất có thể để đưa con mình đến Nha khoa uy tín. Nếu nhận thấy con mình đang có những dấu hiệu ban đầu của sâu răng.

Tại đây, Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sâu răng. Từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất để khắc phục, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tái khoáng

Nếu răng của trẻ mới bắt đầu bị sâu. Bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp tái khoáng bằng các dung dịch như florua, canxi,… để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Trám composite

Khi sâu răng nặng hơn, các lỗ nhỏ màu đen xuất hiện và men răng bắt đầu bong ra. Lúc này, các Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô bị sâu. Làm sạch răng, trám bít lỗ sâu bằng chất liệu composite.

Sau khi trám răng, tính thẩm mỹ sẽ được cải thiện và giúp trẻ ăn nhai tốt hơn.

nguyen-nhan-khien-tre-bi-sau-rang-va-cach-khac-phuc

Vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ năng ăn uống và khám răng định kỳ là những cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề răng miệng khác ở trẻ em. Để đạt được điều này, cha mẹ nên chú ý đảm bảo chăm sóc đúng cách dưới sự hướng dẫn của chuyên gia bằng cách:

Nhổ răng

Khi tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng, phần lớn mô răng tự nhiên sẽ bị mất đi và không thể áp dụng các phương pháp thông thường để điều trị bảo tồn.

Chỉ định nhổ răng lúc này là rất cần thiết để đảm bảo chấm dứt tình trạng đau nhức kéo dài của trẻ. Đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng khó lường khác.

Cách phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ em

  • Làm sạch răng ngay từ khi trẻ chưa mọc răng. Lau nướu bằng gạc mềm và rơ lưỡi trẻ bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Nếu trẻ mọc răng sữa, cha mẹ nên hướng dẫn cho con tập chải răng bằng bàn chải mềm ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch răng hiệu quả.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau bữa ăn. Đồng thời cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn và ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi.
  • Chế độ ăn hàng ngày nên bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất xơ. Những thực phẩm này rất tốt để duy trì răng và nướu khỏe mạnh.
  • Đảm bảo rằng con bạn uống đủ nước để ngăn ngừa khô miệng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có ga.
  • Cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để khám tổng quát. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần, kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng. Nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và có giải pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề sâu răng ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả. Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến hotline 0787 505 577 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn!

 

NHA KHOA VIỆT HÀN

Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang

Hotline: 0787 505 577

Website: nhakhoaviethan.vn

Fanpage: NhaKhoaVietHanNhaTrang

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!

         

    Tin khác