Niềng răng mắc cài

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển cũng là lúc chúng ta đầu từ nhiều hơn cho ngoài hình của mình, đặc biệt là nụ cười. Nhưng nếu không may sở hữu hàm răng bị hô, vẩu, mọc lệch lạc, chồng chéo lên nhau thì bạn cũng không cần quá lo lắng khi đã có niềng răng mắc cài mới nhất tại Nha khoa Việt Hàn. Để hiểu được tất cả phương pháp niềng răng mắc cài cùng những ưu điểm, hạn chế, bạn tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé!

Các loại mắc cài

Mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp ra đời từ lâu nhưng vẫn được tin tưởng lựa chọn bởi tính hiệu quả khi hỗ trợ đắc lực cho trường hợp răng bị hô, móm, lệch … từ đơn giản đến phức tạp.

1

Nguyên lý hoạt động: sử dụng mắc cài cố định trên răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài để tạo động lực siết. Các chất liệu sử dụng là hợp kim không gỉ Niken – Titanium nên có độ bền, cứng, lực tác động đều và ổn định.

Ưu điểm:

  • Giá thành hợp lý
  • Thời gian niềng răng nhanh hơn mắc cài sứ, pha lê.

Nhược điểm

  • Có thể gây tổn thương các mô mềm trong miệng.
  • Tính thẩm mỹ không cao
Mắc cài kim loại tự buộc

Đây là phương pháp ưu việt hơn so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Mắc cài kim loại tự buộc có thêm chốt, đóng mở linh hoạt, cố định dây cung thay vì dùng thun.

Sự cải tiến nằm ở hệ thống nắp trược giúp giữ dây cung gắn vào mắc cài. Nhờ vậy, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, tác động lực liên tục lên răng, làm cho quá trình trị liệu rút ngắn hơn.

Ưu điểm:

  • Thời gian niềng nhanh hơn mắc cài kim loại truyền thống.
  • Giảm tình trạng bung, tuột mắc cài.
  • Vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Ít đau khi đeo do mắc cài nhỏ gọn.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn mắc cài kim loại truyền thống.
  • Tính thẩm mỹ thấp hơn so với mắc cài sứ.
Mắc cài sứ/ pha lê

Niềng răng mắc cài sứ, pha lê là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài làm từ chất liệu sứ và gắn chặt trên bề mặt răng. Dây cung được đặt vào rãnh của mắc cài, giúp tạo lực ổn định để răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Do mắc cài sứ có màu sắc gần giống với màu răng nên đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.

2

Ưu điểm:

  • Chất liệu lành tính
  • Tính thẩm mỹ cao, tự tin trong giao tiếp

Nhược điểm:

  • Thời gian niềng lâu hơn
  • Dày hơn mắc cài kim loại và phải kiêng nhiều loại thức ăn.
Mắc cài sứ tự buộc

Mắc cài sứ tự buộc thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun ở mắc cài thường.

Chốt tự đóng có vai trò cố định dây cung trong mắc cài chắc chắn, nhằm ngăn việc bị chệch hoặc bung ra như trường hợp dây thun buộc.

Ưu điểm:

  • Lực tác dụng lên răng ổn định
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Chịu lực tốt, rất khó bị phá vỡ
  • Thời gian chỉnh nha ít hơn, số lần tái khám ít hơn.
  • Giảm các sự cố như khi sử dụng các loại mắc cài truyền thống

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với các loại mắc cài khác
  • Nắp trượt tự động dày hơn so với hình thức mắc cài sứ truyền thống

Điểm đặc biệt khi niềng răng mắc cài Nha khoa Việt Hàn

Với các bác sĩ, nguyên tắc hàng đầu khi niềng răng là phải cố gắng bảo toàn đầy đủ và nguyên vẹn nhất toàn bộ hàm rằng cho khách hàng. Hiểu được điều đó nên các bác sĩ tại Nha khoa Việt Hàn đã mang phương pháp niềng răng không nhổ răng F.A.C.E đang ứng dụng rộng rãi ở châu Âu và Hoa Kỳ về với Việt Nam.

Niềng răng không nhổ răng F.A.C.E hiểu một cách đơn giản là phương pháp sử dụng các khí cụ tác dụng lực lên các răng mọc sai lệch, không đúng vị trí để đưa răng về đúng chỗ trên cung hàm mà hoàn toàn không cần phải nhổ răng, lấy khoảng trống cho răng dịch chuyển.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiến như: chụp kết cấu xương 3 chiều CBCT, quét khớp cắn răng 3D, F.A.C.E giúp cho bác sĩ có thể chọn phương án điều trị phù hợp nhất, không chỉ giúp hàm răng của bệnh nhân ăn nhai tốt mà còn làm cho gương mặt trở nên hài hoà hơn.

Quy trình niềng răng mắc cài – Nha khoa Việt Hàn

Bước 1: Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quan, chụp phim X – quang để tìm ra tình trạng răng, nguyên nhân khiến răng bị móm, vẩu, răng lệch lạc …

3

Bước 2: Lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng, chỉnh lực cũng như tốc độ dịch chuyển của răng theo từng khoảng thời gian cụ thể.

Bước 3: Nha khoa và khách hàng cùng ký vào hợp đồng quyền lợi khách hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Bước 4: Y tá tại phòng khám tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm để lưu trữ.

Bước 5: Bác sĩ sẽ gắn mắc cài một hàm trước để bạn làm quen, hàm còn lại sẽ được gắn sau 1 – 2 tuần tuỳ theo độ làm quen của bạn. Sau khi đã gắn đầy đủ 2 hàm và bạn đã ăn ổn định, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiếp theo.

Bước 6: Sau 4 – 6 tuần, bạn sẽ được tái khám để bác sĩ điều chỉnh lại niềng răng nếu cần.

Bước 7: Sau thời gian đủ để hàm ổn định, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có những thắc mắc khác về niềng răng mắc cài nhé!

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!