Nhổ răng khôn

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8. Là loại răng hàm lớn thứ ba, thường mọc trễ nhất và nằm phía trong cùng của hàm. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi, đây cũng là độ tuổi trưởng thành của chúng ta. Đồng thời, đây cũng là răng gây ra nhiều vấn đề tranh cãi liên quan đến chức năng của nó.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm vào răng số 7.
  • Răng khôn khiến bạn đau nhức, viêm nhiễm trong thời gian dài.
  • Răng khôn có hình dạng bất thường. Làm khó vệ sinh, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh.
  • Răng khôn bị nha chu, sâu răng.
  • Cần nhổ răng khôn khi thực hiện chỉnh hình.
  • Răng khôn làm gương mặt mất cân xứng do cấu tạo xương hàm bị lệch.
  • Sâu răng, dễ lây lan sang các răng lân cận.

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn có đau không luôn là nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là các đối tượng mới mọc răng khôn lần đầu. Vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong hàm, liên kết nhiều sợi dây thần kinh. Đồng thời có chân răng rất vững chắc. Vì thế, quá trình nhổ răng khôn sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc nhổ bỏ các răng khác.

Tuy nhiên, với sự ứng dụng của nhiều công nghệ hiện đại như ngày nay, nhổ răng khôn đã không còn là nỗi ám ảnh nữa.

Nhổ răng khôn với công nghệ Piezotome – Không đau, không biến chứng

Bảo vệ mô mềm

Sóng siêu âm Piezotome chỉ tác động lên phần mô cứng là răng cần loại bỏ. Do đó không gây tác động đến mô mềm hay xương hàm.

Thời gian thực hiện nhanh chóng

Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome giúp giảm tỉ lệ tê bì do bảo vệ mô mềm khi cắt. Tuy nhiên, nó chỉ giúp giảm đi chứ không hoàn toàn biến mất được. Do việc tổn thương dây thần kinh còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên.

Giảm độ sưng nề

Đối với các trường hợp nhổ răng có chân răng lớn cần phải khâu lại, lúc này sóng siêu âm Piezotome sẽ có tác dụng bảo vệ mô mềm xung quanh răng, nên vết thương sẽ nhanh lành hơn.

Giảm độ há miệng

Khác với phương pháp nhổ răng truyền thống, bạn không cần phải dùng lực quá nhiều để giữ miệng luôn há hết cỡ.

Công nghệ PRF giúp lành thương nhanh chóng

Công nghệ lành thương nhanh PRF (Platelet Rich Fibrin), hay còn được gọi là tơ huyết giàu tiểu cầu cần được chiết lọc, ly tâm từ chính máu tự thân mỗi người. Tạo ra tế bào tiểu cầu đậm đặc, đồng thời loại bỏ các yếu tố không cần thiết trong máu. Từ đó đẩy nhanh sự hồi phục của các mô tổn thương, làm lành các mạnh máu nhanh chóng.

So với phương pháp nhổ răng truyền thống phải mất từ 3 – 4 tuần để ổ nhổ lành thương dần. Với công nghệ PRF, vết thương sẽ có dấu hiệu lành lại trong 1 tuần đầu sau khi nhổ răng.

Quy trình nhổ răng khôn

  • Bước 1: Thăm khám và tiến hành chụp X – quang
  • Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn răng miệng cẩn thận
  • Bước 3: Tiến hành gây tê
  • Bước 4: Nhổ răng khôn
  • Bước 5: Hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn, hẹn lịch tái khám lần sau.

Gợi ý những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi nhổ răng khôn

  • Những thực phẩm nên ăn: Súp, cháo, yến mạch, trứng, kem, bánh pudding, sữa chua, trái cây băm, sinh tố, mì sợi mềm, bún, miến,…

Những thực phẩm nên kiêng ăn: Thức ăn cứng, dai; đồ ăn cay, nóng; đồ ngọt, chua; kiêng bia, rượu,…

NHA KHOA VIỆT HÀN

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!