Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường xảy ra sau khi mất răng hoặc do viêm nha chu, đeo răng giả tháo lắp… Nếu để lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, tính thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt và phục hình răng sau này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm hay còn gọi là tiêu xương răng là quá trình xương hàm bị tiêu dần, mất đi về chiều cao, độ dày và mật độ xương. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và dưới. Do cấu trúc xương răng khá mềm và xốp, có các muối khoáng sinh học xung quanh chân răng, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.
Ban đầu, tình trạng tiêu xương chỉ xuất hiện ở một vị trí trên hàm, nhưng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển và lan sang các vùng xương xung quanh, ảnh hưởng đến toàn bộ hàm.
Nguyên nhân chính gây tiêu xương hàm
-
Tiêu xương hàm do mất răng
Mất răng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương hàm nhanh chóng. Khi mất răng, sẽ tạo ra một khoảng trống lớn ở xương hàm. Xương hàm ở khu vực xung quanh sẽ có xu hướng “trôi” về phía răng mất để lấp đầy khoảng trống. Khiến mật độ xương mỏng hơn và xốp hơn.
Đồng thời, xương hàm phát triển tự nhiên nhờ các hoạt động nhai hàng ngày. Do đó, khi mất răng, xương hàm tại vị trí đó không còn được kích thích bởi áp lực nhai và sẽ dần suy yếu và thoái hóa.
-
Tiêu xương hàm do viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng mô nha chu bị viêm, nướu đỏ và sưng, chảy máu và gây đau. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào mô xương xung quanh chân răng. Gây tiêu xương ổ răng, tụt nướu và răng lung lay.
-
Tiêu xương hàm do đeo hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ
Nhiều người sau khi mất răng lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, hai phương án này chỉ phục hồi được thân răng giả trên vùng nướu nơi răng đã mất. Hoàn toàn không thể thay thế chân răng thật đã mất, ngược lại, nó khiến xương hàm bị tiêu nhanh hơn sau một thời gian nhai.
Dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của tình trạng tiêu xương, giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe răng miệng.
- Xoang hàm trên bị hạ thấp ở vùng răng đã mất.
- Xương ở vị trí răng đã mất bị thu hẹp về kích thước, chiều cao và trũng sâu.
- Khuôn mặt trở nên gầy hơn, thường thấy ở má và cằm. Cằm có thể ngắn lại và má có thể bị trũng khiến khuôn mặt trông già hơn và mất cân đối.
- Nướu dễ bị viêm, đỏ và sưng khi xương nâng đỡ chân răng bị mất.
- Nướu tụt hoặc thân răng dài ra. Bởi vì khi xương hàm bị mất, nướu sẽ không còn bám chặt vào chân răng nữa. Và bắt đầu tụt xuống, để lộ chân răng.
- Răng trở nên lung lay và đau khi nhai vì xương nâng đỡ xung quanh chân răng bị tiêu đi.
Xem thêm: Đau răng có nguy hiểm không? Các nguyên nhân gây đau răng
Tác hại của việc bị tiêu xương hàm
Quá trình tiêu xương diễn ra âm thầm và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:
-
Giảm chức năng nhai
Tiêu xương ổ răng khiến răng đối diện và răng bên cạnh đổ về phía răng đã mất, khiến khớp cắn không còn cân bằng, dẫn đến tình trạng cắn lệch, gây đau và khó chịu khi nhai. Những chiếc răng gần vùng xương hàm bị mất cũng dễ bị lung lay và yếu đi.
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Do khó nhai, ăn uống kém, khả năng tiêu hóa giảm và cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, khi xương hàm đã bị tiêu xương nghiêm trọng, không còn khả năng nâng đỡ nướu, gây tụt nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác.
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Tiêu xương hàm khiến khuôn mặt thay đổi, má hóp vào, cằm ngắn lại, hốc mắt sâu, cấu trúc khuôn mặt mất cân đối, trông già hơn tuổi.
-
Gây khó khăn trong việc cấy ghép răng giả
Khi xương hàm bị tiêu, việc phục hình răng bằng các phương pháp như cấy ghép Implant, cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp sẽ trở nên khó khăn vì không đủ xương để nâng đỡ và giữ chặt các khí cụ phục hình. Trong trường hợp cấy ghép Implant, phải ghép xương trước, phức tạp và tăng chi phí điều trị.
Các phương pháp phòng ngừa và điều trị tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, sức khỏe, thẩm mỹ. Cũng như quá trình điều trị phục hình răng.
Để phòng ngừa tình trạng tiêu xương, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Cần thăm khám Bác sĩ 6 tháng/lần để kiểm tra và lấy sạch cao răng. Đặc biệt, bạn phải điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu xương hàm ngay cả khi không mất răng.
Cách phòng ngừa tiêu xương hàm
Cấy ghép Implant là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Giúp phòng ngừa tiêu xương sau khi mất răng.
Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm. Nó đóng vai trò như một chân răng nhân tạo thay thế cho chân răng Xương thật đã bị mất. Giúp xương hàm chịu lực nhai như bình thường. Điều này giúp kích thích xương hàm phát triển. Và duy trì mật độ xương, ngăn ngừa tình trạng mất xương.
Nên cấy ghép Implant sớm. Thường là trong vòng 3-6 tháng sau khi mất răng để tránh tình trạng mất xương nghiêm trọng.
Xem thêm: Lời khuyên của bác sĩ khi trồng răng implant
Điều trị tiêu xương hàm
Khi xương hàm bị tiêu quá mức, mật độ xương không đủ để cấy ghép răng. Thì bạn cần phải ghép xương trước khi cấy ghép Implant để phục hồi và tái tạo xương hàm.
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu tại vị trí cần ghép xương để đưa vật liệu ghép xương vào vùng xương hàm bị thiếu hụt. Với mục đích tăng khối lượng xương, đảm bảo đủ thể tích xương để Implant bám dính và tích hợp chắc chắn vào xương hàm.
Trong trường hợp xương hàm trên bị tiêu quá mức, xoang hàm trên bị hạ thấp, Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nâng xoang và ghép xương để tăng chiều rộng và chiều cao của xương hàm, đáp ứng các điều kiện để cấy ghép Implant.
Xem thêm: Cơ sở cấy implant uy tín tại Nha Trang? Tìm hiểu về kỹ thuật cấy implant
Tiêu xương là một vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng sau này. Với sự tiến bộ của y học, việc phòng ngừa và điều trị tiêu xương hàm ngày càng hiệu quả. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các chuyên gia tư vấn về các phương án điều trị phù hợp.
Liên hệ ngay với Nha khoa Việt Hàn Nha Trang để nhận được tư vấn từ các chuyên gia nhé!
Nha khoa Việt Hàn
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM/ Huế/ Hà Nội
Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang
Hotline: 0787 505 577
Website: nhakhoaviethan.vn
Fanpage: Nha Khoa Việt Hàn Nha Trang
Kênh Youtube: Viet Han Dental
Group facebook: ĐỒNG NIỀNG VIỆT HÀN