Viêm lợi là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến, gây đau nhức, sưng đỏ và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm lợi có biểu hiện như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Nha khoa Việt Hàn tìm hiểu chi tiết để chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé!

Nội dung
Viêm lợi là gì?
Lợi (hay còn gọi là nướu) có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ chân răng, giúp răng đứng vững chắc trên cung hàm. Một hàm răng khỏe mạnh sẽ có phần lợi hồng hào, săn chắc, không bị chảy máu khi đánh răng hay ăn uống, đồng thời hơi thở cũng thơm mát tự nhiên.
Tuy nhiên, khi vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày mà không được làm sạch, nướu sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm lợi. Dựa trên mức độ nghiêm trọng, viêm lợi được phân thành:
- Viêm nướu cục bộ: Chủ yếu xuất hiện ở khu vực nhỏ quanh chân răng, ít gây đau nhưng dễ tái phát nếu không chăm sóc kỹ.
- Viêm lợi nặng: Tình trạng viêm lan sâu vào mô nâng đỡ răng, gây đau nhức rõ rệt. Nếu được điều trị đúng cách, khả năng tái phát thấp hơn.
Điểm đáng lưu ý là ở giai đoạn đầu, viêm lợi thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh dễ chủ quan.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn có thể đang bị viêm lợi:
- Lợi đổi màu: Phần nướu trở nên đỏ hoặc đỏ sẫm hơn bình thường.
- Chảy máu lợi: Xảy ra khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí chỉ cần chạm nhẹ.
- Mảng bám tích tụ: Thức ăn thừa dính trên kẽ răng, quanh chân răng tạo thành các mảng bám.
- Sưng lợi: Nướu sưng phồng, nhức nhối và khó chịu khi ăn nhai.
- Răng lung lay: Lợi yếu đi khiến chân răng lỏng lẻo.
- Tụt lợi: Nướu tụt xuống, làm lộ chân răng.
- Hơi thở có mùi: Vi khuẩn tích tụ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi là vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới hình thành cao răng và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nướu còn bao gồm:
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Tuổi tác cao.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Khô miệng kéo dài.
- Yếu tố di truyền trong gia đình.
- Chế độ ăn thiếu vitamin, đặc biệt là thiếu vitamin C.
- Ăn quá nhiều đồ ngọt, cay, nóng, lạnh.
- Răng mọc lệch, chen chúc.

- Các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, bạch cầu.
- Thay đổi nội tiết tố (chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, dùng thuốc tránh thai).
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.
Đặc biệt, trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc viêm lợi do thói quen ăn vặt và chưa hình thành ý thức chăm sóc răng miệng đúng cách.
Xem thêm: Răng lòi xỉ là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị
Viêm lợi có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị, viêm lợi sẽ tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, áp xe răng, tụt lợi và thậm chí mất răng. Đối với trẻ nhỏ, viêm lợi kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn và sức khỏe toàn thân.
Xem thêm: Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Các phương pháp điều trị viêm lợi hiệu quả
Để kiểm soát và điều trị viêm lợi, cần thực hiện các phương pháp sau:
Cạo vôi răng, làm sạch mảng bám
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch sâu dưới nướu để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn. Trường hợp cần thiết, kỹ thuật laser sẽ được ứng dụng để tăng hiệu quả làm sạch.
Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn
Các loại nước súc miệng chuyên dụng giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ nướu nhanh hồi phục.
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm phù hợp như Acetaminophen, Ibuprofen… giúp kiểm soát triệu chứng viêm. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn, và hạn chế đồ ăn ngọt, cay nóng để phòng tránh viêm nướu tái phát.

Với trường hợp viêm lợi nhẹ, việc chăm sóc đúng cách kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không điều trị triệt để hoặc chăm sóc sai cách, bệnh vẫn có thể tái phát nhiều lần.
Mẹo đơn giản giúp phòng ngừa viêm lợi
Để ngăn ngừa viêm nướu tái phát, bạn nên:
- Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ.
- Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày.
- Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Massage nhẹ nhàng vùng nướu để tăng cường tuần hoàn máu.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn.
Nha khoa Việt Hàn – Địa chỉ điều trị viêm lợi uy tín, an toàn
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ điều trị viêm lợi hiệu quả, Nha khoa Việt Hàn chính là lựa chọn lý tưởng. Với đội ngũ bác sĩ tổng quát giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về các bệnh lý nha khoa, Nha khoa Việt Hàn cam kết mang đến quá trình điều trị chuyên nghiệp, bài bản và an toàn.
Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị hiện đại, quy trình vô khuẩn tuyệt đối tại Nha khoa Việt Hàn giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo, đồng thời hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả.
Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ đồng hành, tư vấn tận tình cho khách hàng về cách chăm sóc răng miệng tại nhà, giúp ngăn ngừa viêm lợi tái phát lâu dài.

Viêm lợi là bệnh lý không thể chủ quan, bởi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Hãy luôn chăm sóc răng miệng đúng cách và đến ngay Nha khoa Việt Hàn để được thăm khám, tư vấn và điều trị chuyên sâu khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nhé!
Nha khoa Việt Hàn Nha Trang
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM/ Huế/ Hà Nội
Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang
Hotline: 0787 505 577
Website: nhakhoaviethan.vn
Fanpage: Nha Khoa Việt Hàn Nha Trang
Kênh Youtube: Viet Han Dental
Group facebook: ĐỒNG NIỀNG VIỆT HÀN