Nghiến răng khi ngủ: Tác hại, nguyên nhân và cách điều trị?

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động khi ngủ khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây khó chịu cho người ngủ bên cạnh mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Việt Hàn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là một hoạt động có thể làm quá tải hệ thống ăn nhai. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh thường liên quan tình trạng đến căng thẳng, rối loạn khớp cắn, dị ứng và cả tư thế ngủ. Không may là hiện nay có rất ít dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của căn bệnh này. Do đó, việc đánh giá và điều trị thật cẩn trọng là cách tốt nhất để đưa ra chỉ định đúng.

Nghiến răng làm suy giảm chức năng của hệ thống nhai và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng của cơ, tác động đến khớp thái dương hàm. Do đó, bất kì sự thay đổi khớp cắn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tật nghiến răng. Hậu quả là nó có thể gây ra đau khớp thái dương hàm.

nghien-rang-khi-ngu-tac-hai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Mặc dù nguyên nhân của chứng nghiến răng khi ngủ vẫn chưa thực sự rõ rang. Nhưng nhiều người cho rằng những yếu tố sau đây thường liên quan đến chứng nghiến răng:

Yếu tố tâm lý xã hội

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tâm lý có tác động đáng kể đến tật, chủ yếu là lối sống căng thẳng.  Căng thẳng cảm xúc được coi là nguyên nhân chính. Nghiến răng khi ngủ có thể là phản ứng của tình trạng căng thẳng vào ban ngày. Căng thẳng có thể xảy ra ở những người làm việc nhiều, bị áp bức, hay các bạn trẻ đang trong mùa thi. Nếu căng thẳng đi kèm với lo âu, sự kìm nén có thể kích thích hoạt động của não. Điều này làm tăng kích thích thần kinh. Từ đó có thể gây nên tất cả các phản ứng nghiến răng.

Yếu tố di truyền

Những người có thành viên trong gia đình bị chứng nghiến răng khi ngủ cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể có một mức độ liên quan đến yếu tố di truyền vào sự phát triển của tật nghiến răng. 21% đến 50% những người nghiến răng vào ban đêm có thành viên trong gia đình đã từng mắc chứng này trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.

Thuốc và chất kích thích

Tác dụng phụ của thuốc và chất gây nghiện làm tăng nguy cơ mắc tật nghiến răng bao gồm: Thuốc chủ vận và chất đối kháng dopamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, rượu, cocaine,…

nghien-rang-khi-ngu-tac-hai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Yếu tố tại chỗ

Cản trở khớp cắn có thể là nguyên nhân gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của vận động nhai bình thường. Nguyên nhân có thể ở một răng hoặc một nhóm răng. Ví dụ: Khi răng khôn hàm trên bị mất, răng khôn hàm dưới sẽ mọc trồi. Lúc cắn lại, hàm dưới phải đưa ra phía trước nhiều hơn để đóng hàm. Điều này làm sai lệch vận động của hàm bình thường.

Yếu tố toàn thân

  • Dị ứng: Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột, khó tiêu hoặc dị ứng thức ăn gây ra. Đây là những nguyên nhân có thể gây ra chứng nghiến răng nghiêm trọng ở trẻ em (Marks, 1980).
  • Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu hay nội tiết cũng là yếu tố gây bệnh. Những bệnh này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
  • Sự thiếu hụt vitamin, mất cân bằng enzym cũng có ảnh hưởng đến bệnh.
  • Các rối loạn hệ thần kinh trung ương có thể liên quan đến nhiều bệnh, như: Bại não, bệnh down; động kinh; bệnh Huntington; bệnh Leigh; nhiễm khuẩn màng não; bệnh Parkinson; stress sau chấn thươn; hội chứng Rett.

Yếu tố nghề nghiệp

Một số nghề nghiệp có yêu cầu đặc biệt có thể gây ra nghiến răng hay cắn chặt răng. Ví dụ: Một nghệ sĩ piano cắn chặt răng khi giữ đàn để chơi, công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức, những người biểu diễn xiếc dùng răng để giữ người ở trên không,…

Tác hại của nghiến răng khi ngủ

Trong hầu hết các trường hợp, nghiến răng không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bạn nghiến răng nhiều và thường xuyên có thể gây ra những tổn thương như: Đau đầu, đau hàm dữ dội, biến dạng khuôn mặt, tổn thương răng, tổn thương xương hàm,…

nghien-rang-khi-ngu-tac-hai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng ở mức độ nhẹ thường không cần điều trị, nhưng việc điều trị được cân nhắc khi bệnh nặng hơn và có khả năng ảnh hưởng sức khỏe. Điều trị chứng nghiến răng để giảm đau, giảm tác động đến răng, phục hình và khớp thái dương hàm. Đồng thời hạn chế tật nghiến răng tiếp diễn.

Kiểm soát, điều trị stress

Nghiến răng do căng thẳng nên áp dụng các giải pháp để giảm căng thẳng như: Tập thể dục đều đặn, điều trị rối loạn về giấc ngủ, ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng chất kích thích,…

Người mắc nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, tắm nước ấm, tập yoga nhẹ nhàng để giúp giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

Thay đổi thói quen cử động hàm

Việc điều chỉnh các thói quen về hàm thường mất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc không thật sự hiệu quả trong việc điều trị chứng nghiến răng mà chỉ làm giảm tình trạng căng cơ quá mức do nghiến răng gây ra. Một số thuốc được sử dụng bao gồm thuốc giãn cơ, giảm đau,…
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm ngắn hạn và thuốc chống lo âu để kiểm soát stress và các vấn đề cảm xúc gây ra chứng nghiến răng.
  • Tiêm Botox – một dạng độc tố của độc tố botulinum. Giúp những người bị chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Can thiệp Nha khoa

Can thiệp Nha khoa có thể giúp bảo vệ răng của bạn khỏi tác hại của tật nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên nó vẫn không chắc chắn sẽ chữa khỏi hoàn toàn. Một trong những cách điều trị phổ biến là sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ bề mặt răng khỏi sự mài mòn.

Một số loại máng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen cử động hàm. Giúp hạn chế tình trạng nghiến răng. Dụng cụ bảo vệ này còn có thể được làm từ vật liệu mềm hoặc acrylic cứng. Nên sẽ phù hợp với hàm trên và hàm dưới của mỗi người.

Nghiến răng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể khiến răng miệng bị tổn thương nghiêm trọng. Điều trị chứng nghiến răng đòi hỏi sự kiên nhẫn và phối hợp của người mắc phải.

Nha khoa Việt Hàn – Phòng khám uy tín tại Nha Trang

Nếu nhận thấy chứng nghiến răng khi ngủ đang ngày càng trở nên phức tạp, bạn nên ghé đến Nha khoa điều trị sớm. Tránh để lâu sẽ làm tổn hại đến sức khỏe tổng thể răng miệng.

Nha khoa Việt Hàn là địa chỉ điều trị nghiến răng khi ngủ uy tín tại Nha Trang. Việt Hàn đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại vào Nha khoa mà ít nơi nào có được. Phần mềm 3Shape Trios 3D – đưa máng chống nghiếng vào quá trình điều trị để điều chỉnh khớp cắn về vị trí nhằm giảm đi tác động quá mức đến cơ nhai và răng của bạn.

nghien-rang-khi-ngu-tac-hai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Hotline 0787 505 577 của Việt Hàn luôn sẵn sàng để giải đáp các thắc mắc của bạn!

Hiện tại, Việt Hàn đang có chương trình ưu đãi nhân dịp sinh nhật lớn nhất năm chỉ kéo dài đến hết tháng 9. Bạn đọc nếu có nhu cầu làm răng, hãy nhanh chóng đăng kí tại đây!

 

NHA KHOA VIỆT HÀN

Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang

Hotline: 0787 505 577

Website: nhakhoaviethan.vn

Fanpage: NhaKhoaVietHanNhaTrang

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!

         

    Tin khác