Răng bị giắt thức ăn, làm sao để giải quyết tình trạng này?

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Tình trạng răng bị giắt thức ăn luôn là một vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Bởi đôi khi, với lực nhai mạnh sau khi ăn có thể khiến những mảng thức ăn thừa mắc kẹt vào kẽ răng. Từ đó sẽ khiến bạn khó lấy sạch ra ngoài. Chính vì vậy mà nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Giắt thức ăn là hiện tượng tương đối phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là tình trạng thường gặp khi ăn các loại thịt hoặc rau dai.

rang-bi-giat-thuc-an-phai-lam-sao-de-giai-quyet-tinh-trang-nay

Theo đó, răng ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm đều cũng có thể bị giắt thức ăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:

Răng thưa

Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giắt thức ăn. Biểu hiện là ở giữa các răng xuất hiện kẽ hở. Từ đó điều kiện cho vụn thức ăn bị giắt vào và kẹt lại.

Do răng mọc lệch

Khi so sánh với những chiếc răng mọc thẳng bình thường thì răng mọc khấp khểnh, mọc lệch lại dễ giắt thức ăn hơn hẳn. Và một khi thức ăn đã bị mắc kẹt vào thì rất khó để làm sạch.

Do sâu răng

Vi khuẩn gây sâu răng ăn mòn men răng. Từ đó hình thành những lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc thân răng. Những lỗ hổng này chính là một môi trường lý tưởng để mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ.

rang-bi-giat-thuc-an-phai-lam-sao-de-giai-quyet-tinh-trang-nay

Do nhai quá mạnh

Do ăn nhiều thực phẩm dai như thịt bò, thịt gà, khô mực,…- đây đều là những thực phẩm cần lực nhai mạnh. Điều này vô tình khiến thức ăn bị đẩy qua các kẽ răng và kẹt lại ở đó.

Răng bị giắt thức ăn có gây ra ảnh hưởng gì không?

Tình trạng răng giắt thức ăn sau khi ăn phần lớn là do ta sử dụng lực nhai quá lớn. Hoặc có thể do răng đang gặp phải các tình trạng làm các kẽ răng bị rộng ra, khiến thức ăn dễ bị giắt vào như: sâu răng, răng mọc nghiêng, răng thưa,…

Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và không còn hứng để ăn khi bị giắt thức ăn. Thậm chí đôi khi làm gián đoạn quá trình ăn uống do phải tạm dừng ăn để xỉa răng, lấy phần thức ăn bị kẹt lại ra.

Thức ăn giắt vào kẽ răng cũng có thể làm nướu bị nhạy cảm. Sau đó sưng lên gây đau âm ỉ, dễ chảy máu. Lâu dần nướu bị tụt xuống, kẽ hở giữa hai răng ngày càng rộng ra. Khiến răng bị đau mỗi khi bị va chạm và lung lay dần.

Bên cạnh đó, răng bị nhét thức ăn còn có thể gây sâu răng ở hai răng kế cận.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng – Đừng xem thường 

Răng bị giắt thức ăn, phải làm sao để giải quyết tình trạng này?

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thức ăn bị nhét vào kẽ răng, chúng ra cần phải chú trọng làm sạch những mảng bám thức ăn này. Nha khoa Việt Hàn gửi đến bạn đọc một số mẹo dưới đây, nhằm giúp làm sạch răng sau ăn:

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa được giới chuyên môn khuyên dùng để làm sạch kẽ răng. Đặc biệt là đối với kẽ răng hẹp. Bạn có thể dùng ngón tay để căng chỉ hoặc dùng chỉ lắp sẵn trên cán nhựa, tùy theo sở thích. Ban đầu tuy sẽ hơi khó khăn. Nhưng chỉ cần một thời gian sử dụng bạn sẽ quen dần và nhận ra sự tiện lợi của chỉ nha khoa.

rang-bi-giat-thuc-an-phai-lam-sao-de-giai-quyet-tinh-trang-nay
Dùng chỉ nha khoa giúp các mảng bám ở kẽ răng được lấy ra nhanh nhất

Sử dụng bàn chải kẽ răng (đặc biệt đối với răng niềng)

Bàn chải kẽ răng là loại nhỏ ngắn, có hình trụ hoặc hình chóp, nhiều kích thước khác nhau. Có tác dụng làm sạch tốt những kẽ răng khá rộng.

Bổ sung thêm máy tăm nước vào chu trình vệ sinh răng miệng

Máy tăm nước là một thiết bị vệ sinh răng miệng hữu ích, hiện đại. Theo đó, nhờ tác dụng cơ học của tia nước với lực phun mạnh, đầu bơm rửa của máy có thể di chuyển vào giữa các khe nhỏ của răng và nướu. Kết hợp cùng áp lực tia nước giúp lấy đi các mảng bám ở răng. Nhờ vậy mà răng và nước được làm sạch một cách nhanh chóng.

Thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa

Nếu nguyên nhân khiến răng bị nhét thức ăn là do các bệnh lý về răng thì bạn hãy nhanh chóng đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đó đưa ra nhiều biện pháp nhằm điều trị triệt để như: trám kẽ răng sâu, bọc sứ khắc phục răng thưa, răng lệch lạc,… Các biện pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa việc thức ăn bị nhét vào kẽ răng.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau nhức răng 

rang-bi-giat-thuc-an-phai-lam-sao-de-giai-quyet-tinh-trang-nay
Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Việt Hàn qua số hotline 0787 505 577 để được tư vấn thêm.

Với những chia sẻ phía trên, chắc hẳn mọi người đã nắm được khái quát vấn đề răng bị giắt thức ăn thì phải làm sao. Việc làm sạch các kẽ răng sau khi ăn chính là cách phòng bệnh răng miệng tốt nhất mà bạn cần lưu tâm!

Đăng ký thăm khám nhanh nhất tại đường link này! 

 

NHA KHOA VIỆT HÀN

Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang

Hotline: 0787 505 577

Website: nhakhoaviethan.vn

Fanpage: NhaKhoaVietHanNhaTrang

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!

         

    Tin khác