Sâu răng sữa ở trẻ em: Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý hiệu quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến và đáng lo ngại ở trẻ nhỏ hiện nay. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em bị sâu răng sữa chiếm tới 23% tại Mỹ, 28% ở Anh và lên đến 51% ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, con số này vẫn đang có xu hướng gia tăng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sâu răng sữa không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Hãy cùng Nha khoa Việt Hàn giải đáp các vấn đề lo ngại của con nhỏ ở bài viết dưới dây.

6
Răng sâu là tình trạng phổ biến dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ

Răng sữa bị sâu: Đừng chủ quan

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc lên ở trẻ, bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn tất khoảng 2,5 – 3 tuổi. Từ 6 – 12 tuổi, răng sữa sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng răng sữa đóng vai trò rất quan trọng: giúp trẻ ăn nhai tốt, phát âm chuẩn và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Trong giai đoạn 2 – 6 tuổi, nếu không chăm sóc đúng cách, răng sữa rất dễ bị sâu do nhiều nguyên nhân như tiêu thụ đồ ngọt, bú đêm thường xuyên, vệ sinh kém… Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sâu răng sữa gồm:

  • Xuất hiện chấm đen hoặc lỗ sâu trên răng.
  • Miệng có mùi hôi dù đã đánh răng.
  • Trẻ than đau nhức, nhất là khi ăn uống.
  • Lợi quanh răng sâu bị sưng, đỏ.

Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ nhỏ

Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ thường xảy ra bởi những nguyên nhân sau:

Vi khuẩn lây từ mẹ sang con

Mẹ bầu mắc bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu có thể lây truyền vi khuẩn sang con trong quá trình mang thai hoặc sau sinh.

Thói quen ăn đồ ngọt

Trẻ thường xuyên dùng bánh kẹo, nước ngọt khiến lượng đường trong khoang miệng tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

7
Trẻ em ăn đồ ngọt thường xuyên dễ làm cho răng bị sâu

Vệ sinh răng chưa đúng cách

Không đánh răng đúng kỹ thuật hoặc không làm sạch sau ăn khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ, gây sâu răng.

Xem thêm: Vệ sinh răng miệng đúng cách cho con qua các giai đoạn phát triển

Cấu trúc men răng sữa mỏng

Men răng sữa yếu và mỏng hơn răng vĩnh viễn nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây sâu nhanh chóng nếu không chăm sóc kỹ.

Răng mọc lệch hoặc quá thưa

Vị trí răng không đều khiến việc vệ sinh gặp khó khăn, các mảnh vụn thức ăn dễ mắc kẹt, hình thành mảng bám gây sâu răng.

8
Trẻ mọc răng quá thưa

Mắc các bệnh lý răng miệng

Trẻ bị viêm nướu, viêm tủy cũng dễ dẫn đến tình trạng răng sữa bị sâu và tổn thương nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Những bệnh răng miệng thường gặp

Tác hại của sâu răng sữa đối với trẻ nhỏ

Nếu không điều trị sớm, sâu răng sữa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức kéo dài khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
  • Giảm khả năng nhai và tiêu hóa ở độ tuổi 2 – 4, dẫn đến rối loạn hấp thụ dinh dưỡng.
  • Răng rụng sớm gây mất chỗ cho răng vĩnh viễn, khiến răng sau mọc lệch, sai khớp cắn.
  • Ảnh hưởng phát âm, đặc biệt với răng hàm sữa bị sâu trong giai đoạn tập nói.
  • Nguy cơ nhiễm trùng như viêm tủy, viêm quanh chóp, áp xe chân răng.
  • Tác động đến trí não, do các mạch máu não có thể bị ảnh hưởng khi nhiễm khuẩn lan rộng.

Cách điều trị răng sữa bị sâu ở trẻ

Ngay khi phát hiện dấu hiệu sâu răng, cha mẹ nên đưa bé đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

  • Răng chớm sâu: Sử dụng phương pháp tái khoáng men răng bằng fluor và khoáng chất để phục hồi men răng, ngăn sâu tiến triển.
  • Răng sâu có lỗ: Nếu sâu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng vật liệu chuyên dụng, giúp phục hồi hình dáng và chức năng răng.
  • Răng sâu nặng lan đến tủy: Cần điều trị tủy (nội nha) để loại bỏ nhiễm trùng, sau đó mới phục hình lại răng.
  • Răng sún: Trường hợp răng sữa cụt dần, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và thực hiện trám lại để hạn chế vi khuẩn phát triển thêm.
9
Cho trẻ đi khám răng sớm để kịp thời chữa trị răng sâu

Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng nên trám hoặc nhổ răng. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định phù hợp.

Có nên nhổ răng sữa bị sâu không?

Việc nhổ răng sữa chỉ nên thực hiện khi răng đã sâu nặng, không thể phục hồi, gây viêm tủy, viêm quanh chóp hoặc áp xe. Tuy nhiên, nếu răng bị nhổ quá sớm (trước 6 tuổi), có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, gây sai lệch khớp cắn sau này.

Do đó, phụ huynh không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà mà cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá kỹ lưỡng và có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Xem thêm: Mất răng hàm dưới nên điều trị tại nha khoa nào ở Nha Trang?

Cách phòng ngừa sâu răng sữa hiệu quả cho trẻ

Để giữ cho hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh, ba mẹ nên:

  • Chăm sóc răng miệng kỹ trong thai kỳ, bổ sung canxi, vitamin D, phốt pho từ thực phẩm tự nhiên.
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách từ sớm, chải răng 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt, uống nước có ga, nhất là vào buổi tối.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho răng như sữa, tôm, cá, trứng, rau xanh…
  • Không cho trẻ ngậm sữa, ngậm bánh lâu trong miệng.
  • Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 3–6 tháng/lần để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng.

Sâu răng sữa không chỉ gây ảnh hưởng trước mắt mà còn tác động đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn sau này. Ba mẹ hãy chủ động chăm sóc và kiểm tra răng cho trẻ từ sớm, đặc biệt trong giai đoạn thay răng (6 – 12 tuổi) để phòng tránh răng lệch, hô, móm hoặc sai khớp cắn. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Hàn để điều trị kịp thời sẽ giúp con có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tự tin suốt đời.

 

Nha khoa Việt Hàn Nha Trang

Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM/ Huế/ Hà Nội

Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang

Hotline: 0787 505 577

Website: nhakhoaviethan.vn

Fanpage:  Nha Khoa Việt Hàn Nha Trang

Kênh Youtube: Viet Han Dental

Group facebook: ĐỒNG NIỀNG VIỆT HÀN

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!

         

    Tin khác