Mất răng lâu năm có trồng răng Implant được không?

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on pinterest

Hiện nay, có không ít người phải đối diện tình trạng mất răng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ sự va đập mạnh, tai nạn hoặc do một số bệnh lý. Tuy nhiên, đa phần người Việt Nam còn khá chủ quan và chưa biết đến những hậu quả khôn lường do mất răng lâu năm gây ra.

Người bị mất răng

Hậu quả của mất răng lâu năm

Mỗi chiếc răng được sinh ra theo một thể thống nhất và đảm nhận từng nhiệm vụ riêng. Vì vậy, nếu thiếu bất kỳ chiếc răng nào sẽ làm cho người bệnh cảm thấy không tự tin và gặp phải những vấn đề răng miệng như tụt lợi, viêm nướu, răng bị xô lệch hay khớp thái dương bị đau, …

Mất răng không những gây ra hàng tá những sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, mà nó ảnh hưởng không nhỏ để sức khoẻ răng miệng và toàn bộ cơ thể.

Mất răng lâu năm gây lão hoá sớm

Khi một hoặc nhiều chiếc răng trên cung hàm bị mất đi, những chiếc răng xung quanh có xu hướng dịch chuyển đến vị trí bị khuyết thiếu, và răng đối diện sẽ vươn dài để lắp vào chỗ trống. Theo thời gian, trật tự của những chiếc răng bị đảo lộn và lệch lạc.

Mất răng dẫn đẩy nhanh quá trình lão hoá

Mặt khác, nếu không có sự kích thích liên tục của chân răng vào xương hàm hoặc xương ổ răng, mô xương tại các vị trí mất răng sẽ tiêu dần theo thời gian. Hậu quả là kết cấu khuôn mặt bị thay đổi như má hóp sâu, móm, da mặt chảy xệ, xuất hiện nhiều nết nhăn hơn, … Đây chính là thủ phạm đánh cắp sự trẻ trung của bạn.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm 

Khi một răng trên cung hàm biến mất, các răng còn lại ở đó sẽ hoạt động nhiều hơn để san sẻ nhiệm vụ cho chiếc răng đã mất. Vì vậy, khớp cắn bị rối loạn, cơ nhai và thái dương bị đau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giao tiếp và phát âm của bạn.

Ảnh hưởng đến đường tiêu hoá 

Trên thực tế, trước khi thức ăn được đưa đến dạ dày và các bộ phận khác, nó sẽ được răng niềng nát trước tiên. Chính vì vậy, mất răng lâu năm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống hàng ngày, thức ăn không được nhai kỹ sẽ khiến hệ tiêu hoá phải làm việc cật lực hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng. Lâu dần, người mất răng sẽ gặp phải các vấn đề về tiêu hoá như đau dạ dày, suy dinh dưỡng, …

Mất răng có mối liên hệ với hệ tiêu hoá

Nguyên nhân của mất răng lâu năm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân ở hai góc độ như sau:

Mất răng do chấn thương

Khi một lực vật lý có cường độ mạnh như va đập, tai nạn, … tác động vào răng, nhiều khả năng sẽ khiến chiếc răng của bạn phải rời xa cung hàm.

Bên cạnh đó, có rất nhiều người có thói quen sử dụng răng như một công cụ như mở nắp chai, xé tem nhãn, … Điều này sẽ khiến răng dễ bị vỡ mẻ theo thời gian, thậm chí dẫn đến gãy hoàn toàn một chiếc răng. Do đó, bạn không nên sử dụng răng cho những việc dưới đây:

  • Cắt chỉ, tháo lỏng nút thắt hoặc xé tem nhãn
  • Tháo nút hoặc nắp chai, hộp
  • Nhai đầu bút chì, bút mực, …
  • Cắn vỡ thức ăn cứng như đá, hạt, …
  • Tháo nút hoặc nắp chai, hộp, …

Người phụ nữ đang dùng răng để tháo nắp chai

Mất răng do bệnh lý

Bệnh lý là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng. Bệnh lý này một phần xuất phát từ chính việc vệ sinh răng miệng, từ đó làm tích tụ các mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, … Theo thời gian, chúng sẽ phá huỷ các mô hỗ trợ, như dây chằng, ổ xương và cuối cùng là mất răng.

Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm khớp, … cũng là một trong những tác nhân dẫn đến việc mất răng.

Những người chậm phát triển và mắc các khuyết tật khác cũng có nguy cơ bị mất răng cao hơn. Do đó, người chăm sóc cần đưa họ đến nha khoa gần nhất để thăm khám răng miệng định kỳ.

Trồng răng Implant – giải pháp tốt nhất cho người mất răng lâu năm

Trồng răng Implant là biến pháp giúp phục hồi răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp truyền thống như làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.

Răng Implant có cấu tạo tương tự như một chiếc răng thật bao gồm trụ Titanium đóng vai trò là chân răng, abutment và mão sứ bên trên. Do đó, răng Implant sau khi được cấy vào xương hàm sẽ phục hồi 90% chức năng của một chiếc răng tự nhiên và đặc biệt có tuổi thọ có thể lên đến trọn đời.

Tuy nhiên, không phải đối tượng này cũng có thể thích hợp để trồng răng Implant như:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai
  • Người mắc bệnh mãn tính
  • Người nghiện thuốc lá
  • Người đang có sức khoẻ kém
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch.

Quy trình trồng răng cho người mất răng lâu năm tại Nha khoa Việt Hàn

Bước 1: Khám tổng quát răng miệng và lên phác đồ điều trị

Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ sẽ khám tổng quát toàn bộ tình trạng răng miệng và kiếm tra sức khoẻ tổng thể của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang để kiểm tra mật độ xương, độ dày xương hàm và xem xét bạn có đủ điều kiện để trồng răng Implant hay không.

Bác sĩ Đức đang tiến hành tư vấn và thăm khám cho khách hàng sau khi chụp phim X-quang

Dựa trên những kết quả thăm khám và phân tích, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị.

Bước 2: Ký hợp đồng trồng răng Implant

Sau khi bạn đã đồng ý với phác đồ điều trị cho tình trạng mất răng của bác sĩ, bạn và nha khoa Việt Hàn sẽ ký hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của song phương.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng

Để quá trình cấy răng Implant được diễn ra thuận lợi, an toàn và sạch sẽ, các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng trước tiên.

Bước 4: Ghép xương nếu cần thiết

Trong trường hợp, chất lượng và mật độ xương không đạt điều kiện, việc đặt trụ Implant sẽ trở nên khó khăn hơn và khả năng thành công sau cấy ghép không cao. Vì thế, trước đó bạn cần tiến hành cuộc phẫu thuật nong xương, ghép xương, nâng xoang, …

Bước 5: Tiến hành đặt trụ Implant vào xương hàm

Tại nha khoa Việt Hàn, cấy ghép Implant được thực hiện trong phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và đặt trụ Implant vào xương hàm.

Bác sĩ đang tiến hành trồng răng Implant cho khách hàng tại Nha khoa Việt Hàn

Thời gian phẫu thuật sẽ mất từ 20 – 30 phút/ răng. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ ở lại phòng khám để nghỉ ngơi khoảng 30 – 60 phút.

Trong trường hợp trồng Implant cho răng cửa, bác sĩ có thể làm răng tạm gắn lên trên để đảm bảo thẩm mỹ cho bạn.

Xem thêm: Dịch vụ trồng răng Implant tại nha khoa Việt Hàn

Bước 6: Implant và xương được tích hợp

Sau khi cấy ghép, bạn cần nghỉ ngơi khoảng 3 tuần – 3 tháng để răng Implant thích hợp hoàn toàn với xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng Implant và tiến hành chế tác răng sứ.

Bước 7: Cố định mão sứ lên trên Implant

Đây chính là công đoạn cuối cùng của quy trình trồng răng Implant. Sau khi gắn sứ lên trên răng Implant, bạn chính thức đã sở hữu cho mình một nụ cười bình thường mới.

Bước 8: Tái khám định kỳ

Sau khi thực hiện xong quá trình cấy ghép, bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám định kỳ cho bạn. Nên thực hiện tái khám đúng hẹn để đảm bảo hiệu quả của trồng răng Implant ở mức cao nhất.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng mất răng hoặc trồng răng Implant, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 0787 505 577 để nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia.

 

NHA KHOA VIỆT HÀN

Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang

Hotline: 0787 505 577

Website: nhakhoaviethan.vn

Fanpage: NhaKhoaVietHanNhaTrang

BẠN CẦN TƯ VẤN? CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ BẠN NGAY!

         

    Tin khác